2/10/2018 - update nhỏ

1. Con đang ngồi xem phim Rise of guardients. Trong phim có cảnh anh Jack Frost xuất hiện sau lưng 1 cậu bé mà cậu ý không biết. Con gào toáng lên 2 lần “behind you”. Rồi xong còn tháo cả 1 bên tai nghe bên phải ra mà la vào trong đó “behind you” cứ như thể nhân vật có thể nghe thấy được. Con thích phim này, xem đi xem lại rất nhiều lần.


2. Trong lúc tức giận mẹ con đã tháo tan cái nhà Lego, và bây giờ thì phải tự ngồi xếp lại



3. Ba đánh rănh cho An, hầu như ngày nào cũng phải khóc lúc đánh răng rửa đít



4. Hôm nay con thấy con nhện trên tường nhà. Sợ lắm hét toáng lên, đi qua là không dám nhìn. Ấy vậy mà lúc sau lại ngồi vẽ con nhện. Còn bắt mẹ viết chữ rồi con copy lại về chuyện con nhện nữa.
The eggs were cracking. The mommy says “the eggs were cracking. The mommy spider says Owh - Oh my lovely good girl. Ok good girl, now you have to clean up this mess”. Vẽ xong quên luôn về con nhện và quên luôn cả sợ nó. Và nội dung của truyện thì nghe có vẻ như là những gì cô giáo hay nói với các bạn nhỏ ở lớp 😆


5. Buổi tối mẹ dạy con bôi kem vào chân 1 mình. Vừa bôi An vừa nói, "khi nào con có người nhỏ (là con) thì con sẽ nói rằng lúc mẹ 5 tuổi bà dạy mẹ bôi kem. Mẹ là bà á".

6. 3/10/2018: hôm nay đánh răng lại khóc, lý do là trước khi đánh răng mẹ cho xem clip của An lúc bé và mẹ bảo "An lúc bé dễ thương quá". Xong con khóc lóc vì bây giờ con lớn không ai nói con dễ thương nữa. Khóc lóc đau khổ từ lúc xem clip xong cho đến lúc đánh răng và cả lên giường đi ngủ vẫn khóc. Khi ốm đúng là tinh thần dễ lên lên xuống xuống, mẹ cũng thế chứ chẳng riêng con.
Đọc thêm »

2/10/2018 - trận cảm mùa Xuân

Từ bài mẹ đăng trên facebook page gocDani

• Soul •
Mấy tuần nay 2 mẹ con ốm lăn ốm lóc. Bắt đầu bằng việc con bị dính virus, nôn quá trời nôn. Chăm nó đc gần 1 tuần thì đến người mẹ cũng dính. Sau hơn 2 tuần khi cả mẹ và con bắt đầu khá lên thì chưa đc đầy tuần con lại bị cảm cúm. Xong thành viêm tai viêm họng. Lần này bị nặng, nằm bẹp cả tuần, đến tuần thứ hai mà vẫn mệt. 

Bài cũ tiếp diễn, con khá lên đc 1 chút thì cũng là lúc mẹ bị lây. Nằm sóng soài liên tục mấy hôm. Gym có tuần chỉ đi đc 2 ngày, học nhảy cuối tuần cũng ngày đi ngày nghỉ. 

Đúng lúc mình vừa đăng kí tham gia lớp nhảy biểu diễn bachata. Vào học đã muộn thì chớ lại ko cách chi tập đc với bạn nhảy vì ốm. 

Nằm ở nhà ốm, mệt, khó chịu, hay nghĩ lung tung thì chớ lần này lại lệt bệt lâu quá nên ức chế lắm. Mình quan sát thấy mình bực con. Bực nó vì nhắc mỏi mồm mà nó ko bao giờ chịu giữ ấm. 

Trời chuyển mùa, lạnh bất thường, có tối nhiệt độ dưới 5 độ mà ở nhà hay ra ngoài nhất định ko chịu đi tất. Áo khoác cũng ko chịu mặc. Bảo “che mất hình ở áo của con”. Bảo sao cũng ko nghe. Con khóc mẹ bực, trăm lần như 1, thấy như chống đối cả vụ trụ nên sau kệ. 

Con gái mình trừ chơi ra thì bảo gì cũng “không”, cũng chống đối. Ví dụ điển hình của gồng cứng, không thả lỏng, mất cân bằng năng lượng (dương lấn âm). Một ngày khóc và chống đối không biết bao nhiêu lần, toàn các việc sinh hoạt hết sức bình thường.

từ đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, tắm, gội cho đến đi học, ăn, giữ ấm, bệnh thì uống thuốc thì cả cực hình, ko xì mũi, viêm họng viêm tai mà vẫn đòi uống nước thật lạnh. 

Cái gì cũng “không”, cái gì cũng phản kháng. Ko cái gì với con là thuận. Chả thế con luôn là đứa bé nhìn lôi thôi nhất vì váy mặc gần cả tuần nhất định ko chịu thay dù đã đổi thành màu cháo lòng. Tóc tai bết hoặc bù xù vì chỉ đc động vào khi con nhờ. 

Đặc tính này cộng với thái độ bạo hành ngôn ngữ của con (như trong bài post trc) khiến ba mẹ mệt mỏi và thường để kệ con nếu thấy nói vài lần ko đc (trừ đánh răng rửa ráy). 

Lần này ốm mình tự thấy trong người có sự giận dữ. Mình tức giận con. Tức giận việc cái gì nó cũng phải chống đối,  1001 việc cái gì nó cũng “ko”. Đến mức nhiều khi mình mới chỉ “An ơi, con ... “, “no mommy”. Chưa cần biết mình nói gì đã “no”. 

Giận việc nó không chịu mặc ấm để bị ốm rồi lây cho mình. Giận sang cả cơ thể của mình vì sao đã tập đều 9 tháng nay mà vẫn ốm liên tục. Giận cả thế gian và đặc biệt là con gái. 

Mình giận vì ngoài việc mệt mỏi ra thì mình ko đc làm những việc mình thích như đi gym, đi nhảy hay ăn 1 cái kem. Mình giận vì trời nắng đẹp mà mình phải ở nhà, có ra đường thì cũng phải khăn áo kĩ càng. 

Mình cảm thấy ko muốn chấp nhận cs như nó là, với 1 đứa con gái luôn chống đối như thể ko làm thế nó ko sống đc. Nó chiến đấu với ba mẹ kịch liệt. Đặc biệt là mẹ vì thời gian ở với mẹ nhiều hơn. 

Mình mệt, mình chán. Mình ý thức đc mình mệt và chán, mình biết là lúc đó mình cũng đang gồng cứng và muốn chống đối với cs hiện tại. Mình muốn đạp đổ hết. Mình tiếp tục quan sát các cơn giận của mình. Hôm nào càng mệt thì lại càng thấy mình giận. 

Đến hôm đỡ mệt thì mình nói chuyện với con (tại mệt quá mở mắt còn ko ra). Nói hết những cảm xúc của mình, mình tức giận ra sao, và việc bị ốm ảnh hưởng cs của mình như thế nào. 

Mình giải thích cho con là ai cũng lâu lâu bị ốm, chuyện bt. Nhưng con ko bao giờ chịu rửa tay thì chắc chắn sẽ có ngày bị đau bụng đi ngoài và nôn. con kiên quyết ko chịu mặc ấm thì chắc chắn sẽ có ngày bị ốm. Đó là lựa chọn của con, nhưng con ốm con sẽ lây cho mẹ, và như thế là ko công bằng. Mẹ cũng như con, con thích chơi lego thì mẹ thích đi nhảy, con thích xem video thì mẹ thích đi gym. 

Mẹ tự chăm sóc cho mẹ để rồi mẹ lại bị lây từ con, điều này làm cho mẹ cảm thấy tức giận. Mẹ buồn và mẹ mệt do ốm, mẹ tức giận vì con không có trách nhiệm với cơ thể con, chân tay ngực cổ đều lạnh mà cứ khăng khăng không đi tất, mặc ấm, bị bệnh cứ đòi uống nước lạnh. Để từ khoẻ thành ốm, ốm rồi thì mãi chả khỏi mà còn nặng hơn. 

Mẹ thấy mệt mỏi vì con luôn chống đối, luôn thái độ, luôn phản kháng. Xong bị ốm mẹ lại phải chăm con. Mẹ thấy rất khó để làm mẹ của con vì con luôn luôn bất hợp tác trong TẤT CẢ mọi việc (trừ chơi). 

Mình nói với con hết tất cả những điều trên và nhiều nữa, ngày ít ngày nhiều nhưng cứ vào cơn tức là mình nói. Một là những cảm xúc đó của mình cần đc nói ra, cho ko thành thiu thành thối. Hai là con cần đc nghe. Nếu mẹ đã để cho con tự quyết định thì con cần đc biết về kết quả của những quyết định của mình. 

Mình ko quan tâm đến việc như thế là đúng hay sai so với chuẩn giáo dục nào, mình làm vì mình thấy cần phải như thế. Nó đến 1 cách tự nhiên. 

Lần ốm này cũng có những cái tích cực. Cuối cùng thì con gái cũng bớt thái độ chống đối. Bớt cái gì cũng “không” khi nhận ra hệ quả của việc đó. Mẹ bảo bs cho thuốc mà ko uống sẽ thành viêm tai. Dĩ nhiên là “ko”, ok thì ko, mấy hôm sau viêm tai thật. 

Dần dần đến vài hôm gần đây con hợp tác hơn hẳn trong việc tự mặc ấm, uống thuốc, xì mũi và các việc sinh hoạt hàng ngày. Lần đầu tiên sau hơn 3 năm chống đối. 

(Việc mình bày tỏ với con các cảm xúc của mình ko hề với mục đích khiến con thay đổi nhé các bạn. Mình nói ra chỉ vì mình muốn giải toả cho cảm xúc bên trong thôi. 

Và đây cũng ko phải lần đầu tiên mình làm việc này. Tuy nhiên trc đây có thể con còn bé chưa đủ hiểu và hậu quả cũng chưa đủ nặng nên vẫn tiếp tục chống đối. 

Lần này thì đã đủ lớn để cảm nhận trận ốm te tua nên mình con mới chịu thuận để tiếp nhận chia sẻ của mình). 

Mình cũng củng cố thêm đc bài học về việc luôn phải lắng nghe và lo cho mình trc (sống thật với mình chứ ko vì cả nể). Chả là hôm nay ốm nằm cả ngày nhưng trong đầu vẫn lăn tăn muốn đi tập nhảy ban tối vì thấy có lỗi với anh bạn nhảy quá (dù chả muốn đi tí nào). 

Đến 2h chiều mẫu giáo gọi bảo con gái có vẻ rất mệt dù ko sốt nên nếu đc mẹ đến đón con. Mình biết ngay anh Trụ gửi tín hiệu bảo ở nhà nên nt cho anh bạn kia cancel luôn. 

Sau khi tức giận chán chê thì mình quan sát thấy có sự thay đổi trong suy nghĩ. Mình thấy mình tự nói với mình là làm nạn nhân thế đủ rồi. Rồi mình thấy mình quyết định con muốn ốm là việc của nó, còn mình sẽ quay vào lắng nghe xem cơ thể cần thêm gì nữa để tăng sức đề kháng, có cách gì nữa để giữ cho cơ thể bớt bị nhiễm lạnh, vân vân. Nói chung là nghĩ đến các cách khác nhau để sống cùng với lũ. Giành lại thế chủ động thay vì bị động chờ đợt ốm mới. 


Bây giờ cho con gái đi ngủ. Lần đầu tiên từ năm 2 tuổi đến giờ nó chịu cho bôi kem dù chân tay và cả mặt lúc nào cũng khô mốc nứt nẻ vì bị eczema.”

Tối nay con rất hợp tác trong việc vệ sinh cá nhân. Mẹ bắt đầu dạy cho con làm mọi việc 1 mình (rửa đít, bôi kem, xì mũi). Con vui vẻ tự bôi chứ không còn tỏ thái độ khó chịu không muốn chạm vào kem như trước. Uống thuốc thì vẫn hơi khóc nhưng có khá hơn. 



Đọc thêm »

29/9/2018 - Mẹ lại viết cho con

Sau một thời gian dài mọi thứ lại thuận trở lại và mẹ lại quay lại viết blog cho con. Điểm lại 1 chút các tin chính trong vài năm lại đây của con như sau:

• 22 - 24 tháng sốt liên tục, lúc nào cũng dính vào mẹ. Đi 4 lần BS đa khoa, 3 lần đưa vào khoa cấp cứu bệnh viện nhi (Royal Children) do sốt mà họ đều bảo con bị cảm liên tục và chỉ cho hạ sốt

• 24 tháng 2 mẹ con về Vn. Con vẫn thi thoảng sốt cao, xong lại hạ. Thường thì sốt nhẹ. Cứ toàn hẹn được bs thì lại hết sốt nên đến nơi BS chả hiểu bệnh gì. Thử máu thì các chỉ số bình thường

• 24 tháng cho đến 28 tháng, cứ sốt rồi lại hết như thế suốt. Cả nhà sốt ruột nhưng mãi không tìm ra nguyên nhân. Cứ panadol rồi lại nurofen, uống như ăn kẹo

 • 28 tháng lại sốt, đi thử máu thì lần này chỉ số nhiễm trùng tăng cao bất thường, BS bắt nhập viện gấp. Ông bà ngoại vừa đáp máy bay ra đến HN, lên Thái Nguyên thì nghe tin vội vã trở về. Con nằm BV nhi đồng 2 mất 1 tuần, truyền kháng sinh chống viên phế quản. Mẹ ở lại bv, cả nhà túc trực chăm con. Nhưng con vẫn sốt.

Sau 1 tuần được cho về nhà vài hôm thì con kêu đau bụng, chỗ xương sườn. Lại tha lôi nhau vào nhi đồng 2 khám. BS nghi là viêm ruột thừa, lại bắt nhập viện theo dõi. May sao ông ngoại có người quen là BS Hương, trưởng khoa nội BV nhi đồng 2, ông bảo dẵn lên gặp BS trước xem thế nào đã.

BS nghi là viêm đáy phổi nên viết giấy cho đi chụp X quang và ghi tay nhờ bên kĩ thuật chụp rõ đáy phổi. Thế mà phải đi chụp đến lần thứ 2 mới ra. BS cho đúng thuốc, uống đến lần thứ 2 là con đã khỏi 80%. Vui vẻ phấn khởi cười đùa. Và từ đó việc sốt rong hết hẳn.

6 tháng viêm phổi qua đi để lại bao nhiêu di chấn. An từ 1 em bé cực dễ nay lại thành khó vô cùng. Nết ăn nết ngủ nết chơi khác đi hết cả, không còn tí gì giống hồi bé. Rau không ăn, trái cây ăn chọn lọc, ăn vừa lâu lại vừa ít. Ngủ phải có mẹ nằm cạnh. Tâm tính khó chịu, hay hét. Cũng có thể là do thay đổi theo độ tuổi nữa nhưng rất nhiều lúc mẹ nghĩ đây không phải là con của mình. Con mình sinh ra nó đâu có thế này.

Tình trạng này tiếp diễn và kéo dài đến tận năm 5 tuổi rưỡi mới đỡ. Ở mỗi mốc lại có những biến chuyển khác nhau. Khi chưa nói sõi thì con hét. Có thời gian cả 6 tháng trời con chỉ hét. Có lúc hét liên tục 20 phút, mấy lần 1 tối. Thời gian đó cả nhà đều không hiểu con có biết nói không vì con chả nói mấy. Lúc nào mặt mũi cũng hằm hằm và chực hét.

• 3 tuổi, khi đã nói tốt hơn thì các cơn hét cũng giảm nhưng thái độ chống đối lại tăng cao. Đụng tí là lăn ra đất nằm khóc ngay cả với những việc rất bình thường như tắm rửa, đánh răng, thay quần áo đi ngủ. Tối nào cũng khóc và ăn vạ mấy chập. Cả nhà ai cũng sợ, ai cũng hãi. Ông bà ngoại bảo chưa thấy đứa nào tính khí khó chịu và khó như con bé này.

• 4 tuổi: 2 mẹ con sang Úc lại và ở luôn bên Úc. Việc nằm ăn vạ từ từ giảm bớt nhưng việc quát mẹ bắt đầu xuất hiện và tăng nhanh. Có những giai đoạn con vừa ăn vạ lại vừa quát mẹ. Đây là giai đoạn mẹ rất mệt, tinh thần bị bạo hành bởi những lời nói và thái độ của con. Dần dà mẹ đã hiểu ra nguyên nhân và có ghi lại trên gocDani như sau:

"Có những biểu hiện vượt trội mà khi để ý bạn sẽ thấy nó mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng thường là những thái độ gay gắt hơn bình thường như: tính nóng giận, sự gia trưởng, bạo hành bằng ngôn từ, bạo hành bằng tay chân, v..v.

Là do bộ gen, là do chúng là những vết thương chưa đc giải toả, cất chứa trong DNA và di truyền, hay những người có chung bài học hay đc đầu thai vào cùng nơi để cùng nhau học, v..v. Chọn bất cứ cách diễn đạt nào bạn thấy phù hợp nhưng đó là sự thật mà mình nghĩ xảy ra ở hầu hết mọi gia đình.
Bé An nhà mình cũng có biểu hiện đó từ rất sớm. Chỉ khi mới lên 2, bé đã có thái độ la hét rất khó chịu khi mệt (buồn ngủ hoặc đói). Lúc đầu mình nghĩ bé nào mệt cũng thế, con mình chắc cá tính mạnh nên cường độ cao hơn các bạn. Chắc qua giai đoạn này là hết. Nhưng không, sang 4 tuổi khi con nói sõi hơn thì những cơn gào thét chuyển thành lời nói. Những lời nói rất khó nghe như “nếu mẹ ko làm như con nói thì con sẽ đánh vào mặt mẹ”, “nếu mẹ ko cho con ăn socola thì con sẽ cào mẹ”. Rồi là mẹ xấu xa như phù thuỷ.

Đặc biệt chương trình này chỉ đc phát với những người con yêu nhất, gần nhất, là mẹ và ông bà ngoại. Nhất là mẹ. Sau khi nghe ngóng, tìm hiểu và thử các cách thì mẹ phát hiện ra thái độ bạo hành kia lên cao điểm khi con mệt và có 1 lần con vừa quát mẹ, vừa nói trong nước mắt “con chỉ muốn mẹ yêu con”.

Lúc đó mình như chợt bừng tỉnh. Thì ra con mệt và cần tình thương (chứ ko phải cố ý quậy), nhưng thay vì chỉ khóc và bảo mẹ ôm thì con lại tự xù lông lên, quát tháo om sòm và nói những lời gây tổn thương.

Thái độ bạo hành ngôn ngữ (đặc biệt khi mệt) mình biết là di truyền từ đằng nhà mình. Dù biết đó là lúc con cần tình yêu thương nhất nhưng con ko cho ai lại gần. Hết cứng rồi đến mềm, kiểu gì cũng không kết quả.

Việc hét của con bắt đầu từ năm 2 tuổi. Cho đến bây h là 3 năm rưỡi, mới chỉ khá lên vài tháng gần đây. Trc đó có ngày mấy bận, chỉ trong vài tiếng đồng hồ từ lúc đón con về đến lúc đi ngủ.
Dần dần mình trở nên tránh con 1 cách vô thức. Mình ngại gần con, thậm chí sau nhiều cơn la hét của con còn thấy nó như cái cục nợ mà mình ko bỏ đc. Và mình cạn kiệt sự kiên nhẫn với con ngay cả khi nó ko la hét.

Tình trạng này tiếp diễn và mình như quả bóng căng ra và muốn nổ tung. Nó khó chịu đến nỗi ông bà ngoại ko dám giục đẻ đứa nữa vì biết mình đã sợ xanh mắt mèo. Có rất nhiều hôm nhà như chiến trường khi 2 mẹ con gào thét nhau. Ba về thấy cả hai đều sưng xỉa.

Mấy tuần trc mình ốm. Tự để ý quan sát tình cờ mình thấy những lúc yếu người là khi những suy nghĩ tiêu cực phán xét hay xảy ra trong mình nhất. Phán xét chính mình, phán xét mọi người. Ăn no đỡ mệt thì giảm hẳn. Mêt lại là lại bắt đầu tự la mắng mình. Và trong 1 lúc mình ớ ra, ơ mình có khác gì con đâu, cũng tự bạo hành bản thân khi không khoẻ, lúc cần tình thương nhất đấy thôi.
Chắc chắn đây là vết thương chưa đc chữa lành khởi thuỷ từ đâu đó ở đời tổ tiên. Đến đời mình có vẻ ko bộc phát mạnh vì mình ko bị bố mẹ ca thán về hành vi này, nhưng lại bùng lên ở đời con mình.
Lúc này đã có kinh nghiệm hơn nên tự nói với bản thân “biết là mệt nên cáu rồi, đi xem nốt chút thôi rồi về nằm nghỉ, không sao nhé.” Mệt thì vẫn mệt nhưng lạ lùng thay những suy nghĩ tự bạo hành đó hoàn toàn biến mất.

Và từ đó về sau thì đỡ đc hẳn. Và mình cũng nhạy hơn trong việc nhận biết và vỗ về bản thân. Và mình cũng thấu hiểu với con hơn về thái độ của nó.

Bên cạnh đó mình cũng tự xem xét lại bản thân, xem vì sao mình càng ngày càng tránh con, khó chịu với con dù đã chấp nhận đó là cá tính của nó.

Và mình phát hiện ra là do mình vẫn chưa buông đc dính chấp về cuộc sống của mình. Mình vẫn chấp vào ý nghĩ cuộc sống của mình chỉ vui khi con ngừng thái độ đó và chờ mãi chả thấy nó ngừng thành thử mình khó chịu.

Giải pháp hay nhất là chấp nhận. Chấp nhận cuộc sống như nó là với mọi thứ đang đc mang lại trc mắt. Chỉ 1 thay đổi trong suy nghĩ như thế thôi mà người mình như đc khơi mạch. Thần thái nhìn qua gương nhẹ đi trông thấy và mình cảm thấy dạt dào tình yêu thương với bản thân, với con, với cuộc sống.

Sự kiên nhẫn và sự thể hiện tình cảm với con cũng tăng lên đáng kể. Bây giờ khi con vào cơn thì mình sẽ tuỳ lúc mà mềm nắn rắn buông để thông điệp đến cho con rằng chỉ cần con ghi nhận là con đang mệt và nói mẹ ôm con là đc. Và rằng mẹ ko thích thái độ của con như thế với mẹ. Vừa vạch ra ranh giới, vừa khuyến khích con cách tự ghi nhận và ôm ấp cảm xúc của mình.

Con gái vẫn hung hăng dữ tợn nhưng cường độ có lúc bớt đi. Nhưng trên cả là thái độ của mình với con và cuộc sống đã hoàn toàn thay đổi. Chỉ cần bỏ đi sự kháng cự với những việc không thể thay đổi thì ta nhận ra đó chính là bài học."

Sau khi cởi được nút thắt đó thì mẹ thấy nhẹ lòng hơn và tình yêu với con đã trở lại nhiều hơn. Có lẽ quãng thời gian 2 năm ở Vn với quá nhiều khó khăn và stress từ con, từ công việc, áp lực từ ông bà ngoại khiến mẹ vô tình dựng lên 1 hàng rào phòng ngự cảm xúc, khiến mẹ khó thể hiện tình cảm với con.

Ngay cả khi đã sang lại Úc, mẹ vẫn chưa ý thức được việc đó, cộng thêm vào việc con cứ liên tục bạo hành mẹ bằng lời nói, mẹ càng cảm thấy xa con và nhiều lúc nghĩ đẻ con thật rách việc. Mẹ càng tránh con thì con càng cảm nhận điều đó và càng đòi hỏi sự quan tâm, tình cảm từ mẹ ..... bằng cách la mắng bạo hành mẹ nhiều hơn. Đúng thật là 1 cái vòng lẩn quẩn.

Nhưng khi nút thắt đc cởi, khi mẹ chấp nhận mọi thứ thì dường như con cũng cảm nhận được sự biến chuyển năng lượng đó. Mỗi thứ 1 tí, mỗi ngày 1 tí, 2 mẹ con cự nự rồi làm hoà, mỗi ngày 1 bước tiến nhỏ.

Bây giờ là lúc con 5 tuổi rưỡi, có lẽ cũng là độ tuổi con bớt thái độ hơn. Sự kịch tính trong việc nuôi con cũng giảm bớt và 2 mẹ con lại quấn quít nhau thay vì chút là hờn, là quát nhau như dạo trước. Thôi viết thế đã, giờ mẹ phải thay đồ đi học nhảy. Đang bị cúm (con lây) nên có hơi ngại đi học.





Đọc thêm »

22/10/2016 - Cập nhật về việc dạy con tự ăn

Vậy là mẹ con ta sang Úc đã được 1 tháng rồi. Điều trăn trở lớn nhất trong chuyến đi này của mẹ là làm sao phải dạy lại cho con  kĩ năng tự ăn. Sau đây là những cập nhật về phương pháp cũng như kết quả.

Khó khăn:

  • Con ăn quá chậm
  • Mất đi khả năng liên kết việc mệt là do đói và phải ăn mới hết
  • Không còn ý muốn xin ăn khi đói bụng, thay vào đó là lên cơn quấy khóc


Phương pháp mẹ đã áp dụng:

  • Để con tự ăn hoàn toàn, không giúp đỡ, hay can thiệp dù con muốn thôi
  • Tôn trọng lựa chọn của con dù con muốn bỏ dở bữa hay bỏ hẳn bữa
  • Dùng việc con thích để làm phần thưởng khuyến khích (cho xem ipad 30' mỗi tối nếu con ăn hết thức ăn)
  • Liên tục nhắc nhở con về sự liên hệ giữa việc mệt là do đói như "con mệt à, mệt là do đói đấy con biết không? con phải ăn mới hết mệt hết đói". Để lần sau khi con trải qua cảm giác mệt như thế là con biết đó là do đói và phải ăn


Kết quả:

  • Ban đầu rất thảm thương. Có hôm mẹ phải xúc (vài hôm thôi sau đó mẹ dừng hẳn)
  • Có bữa con ăn hết, có bữa bỏ và không được cho xem ipad
  • Rất nhiều hôm ăn vạ mẹ vì vừa không được xem ipad lại vừa đói
  • Vài lần đi ngủ với bụng đói meo
  • Vài lần bị cho bỏ bữa khi đi ăn trưa với ba mẹ mà ăn quá chậm. Ba mẹ cho bỏ luôn, chiều về đói lè lưỡi, ba nhìn xót ruột nhưng mẹ đã bảo đến đúng giờ bữa tới mới được ăn
  • Dần dà về sau thì con càng có nhiều tiến bộ
  • Bây giờ hầu như bữa nào con cũng ăn hết dù thời gian còn khá lâu. Thường phải từ 45 phút và đỉnh điểm hôm kia khi mẹ tăng gấp rưỡi khẩu phần thì ăn 2 tiếng mới xong
  • Có nhiều tiến bộ trong việc đòi ăn, bây giờ thì lúc nào cũng đòi ăn. Sáng dậy mở mắt ra là "mẹ ơi cho con uống sữa, ăn bánh". Về đến nhà cũng xin ăn bánh
  • Ăn bữa tối xong thì cơ bản là con ăn liên mồm cho đến khi đi ngủ. Tráng miệng 1 quả chuối lúc xem ipad. Xong sẽ ăn thêm cái bánh lúc nghe nhạc với ba, rồi sau đó là đòi uống sữa, chưa đi ngủ thì sẽ ăn tiếp gần chục cái bánh gạo tròn dẹt (rice cracker) của hãng Fantastic (ở Vn ko có) mà con ưa thích
  • Tuy nhiên con ăn trưa vẫn còn chậm, tuần trước đi ăn với ba mẹ cũng bị cho bỏ bữa tội tự xúc quá lâu. Và cái đà con ăn tối ở nhà ba mẹ đồ rằng trên lớp cũng ăn không kịp, các cô dọn hết nên về nhà ăn bù. Mẹ rất ủng hộ việc các cô không giúp xúc cũng như không giãn giờ ăn, đến giờ ai không ăn xong dọn hết. Dần dà các con sẽ học được tính kỉ luật, giờ nào việc nấy
  • Tuần này khi đi ăn trưa với ba mẹ thì mẹ mừng quá đỗi. Hôm nay ăn mì với thịt băm, mẹ lấy cho con 1 bát ăn cơm (loại bát to hơn bát ăn cơm thường ngày ở Vn một tẹo) đầy gạt miệng thịt băm và mì. An ngồi tự xúc ăn ngoan và sành điệu. Ăn một miếng mì, húp một miếng nước trong chén nước lèo bên cạnh. Tự xúc một lèo, không nghịch, không chơi, không hất đồ ăn xuống đất. Thi thoảng lấy nước trong chén nước lèo bỏ vào bát mì. Ăn hết mì bê chén húp nốt phần nước lèo còn lại. Hay hơn nữa là chỉ xong sau ba mẹ một tẹo. Đây là một tiến bộ rất đáng khen của con. Mẹ rất tự hào và mong con phát huy. Nếu không thì mẹ sẽ tiếp tục cho con nhịn để tôn trọng quyết định của con cũng như tiếp tục dạy con về cách ăn uống
Việc đầu tiên và quan trọng nhất mẹ muốn con học được (và dạy cho con) là kĩ năng chăm sóc chính bản thân mình. Tất cả các việc khác đều là thứ yếu. Hôm nay là việc tự biết ăn, ngày mai sẽ là tự biết chuẩn bị đồ ăn cho mình, ngày mốt sẽ là biết chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Mẹ rất tự hào nếu con làm được, con gái ạ. Yêu con. 

Ảnh con gái tí tởn ăn trưa ở lớp trong ngày đi học thử có mẹ đi cùng





   


Đọc thêm »

8/10/2016 - Luyện lại nếp ăn cho An (An 3 tuổi 2 tháng)

Khi sang Úc lại thì việc đầu tiên mẹ cần làm là luyện lại nếp ăn cho An. Cho con đi dự thính trường mới mẹ tròn mắt khi các bạn lớp con chỉ ăn 15' là xong 2,3 lần xới. Ăn vèo vèo xong chạy ra chơi, để lại mình con ngồi chọc chọc. Theo thông tin mẹ biết thì khi đi học lớp 5 tuổi con sẽ có 1 tiếng ăn nhưng chỉ có 10' là các bạn tập trung ăn, sau đó là chạy biến ra sân chơi, nên nếu con không ăn nhanh thì sau 10' khi các bạn đã ăn xong và ra sân chơi thì con cũng sẽ chạy theo, và kết quả là không ăn được gì, bị đói không học được.

Mẹ cần rèn lại cho con nhu cầu và kĩ năng cơ bản của con người: đói là ăn (ăn cơm chứ ko phải ăn vạ), và ăn thì biết tự mà xúc. Hai ngày đầu thất bại với đủ màn dụ dỗ doạ nạt. Hôm kia ba bảo "con hư thì cuộc sống thật thảm hoạ". À chỉ đc cái nói đúng. ba mở lời mẹ càng dễ xử.
"Khi kim đồng hồ chỉ đến số ... mà An ko tự ăn hết tất cả những gì mẹ bày ra trên bàn là dẹp, ko ăn nữa, ko chơi ipad ko gì cả, khóc thì bị cho vào phòng". Kết quả là ăn ko hết, bị cho vào phòng, khóc lóc xin mẹ, nhưng sau đó lén lấy bánh, vào phòng mẹ đóng sầm cửa lại và ăn.
Hôm qua mẹ cất hết đồ ăn snack đi. Lại tiếp tục không ăn hết bữa tối. Lần này ko đc ăn bánh, uống sữa, chơi game hay đọc truyện trước trc khi đi ngủ. Bị cho vào phòng khóc một mình tội đánh mẹ để chống đối. Ba nói thì được cái mạnh mồm chứ nó rít lên ăn vạ, đòi ăn là luống cuống "con hỏi mẹ xem", "ba không biết, con hỏi mẹ ý"

Sáng ra mẹ đưa cho nửa cái bánh English muffin và bảo "ăn hết khi kim chỉ đến số 3 (khoảng 15'), ko rơi miếng nào". 10' sau quay lại, hết sạch sẽ gọn gàng. Để xem tối nay thế nào.
Có những kĩ năng mà ko có thì rất thiệt cho con. Hệ luỵ của việc ăn rong là con mất khả năng tự ăn, đc dỗ dành nhiều đâm ra hư nữa chứ chả phải chỉ có việc ăn.

Sau ngày nhịn thứ 2 thì đến ngày thứ 3 con ăn được rất tốt. 3 miếng lamb chop, mì và dưa chuột Nhật zuchinni, có 35' để ăn. 5' cuối hơi xuống tinh thần, mẹ ra động viên và xúc hộ. Kết thúc vừa đúng giờ, ăn thêm được gần nửa chỗ mỳ trong đĩa. Mẹ đặt ngay ipad lên bàn để thưởng nóng khi ăn xong 1 quả chuối tráng miệng. Quả chuối hết bay chưa đầy 5'
Ăn hết bữa, đúng giờ được thưởng lớn lắm. Đc xem ipad, đc ăn bánh với ba, được mẹ đọc truyện, đc uống sữa trc khi đi ngủ, đi ngủ đc mẹ nắm tay.
Mẹ rất tự hào về sự cố gắng này của An ❤️💕😄


Tuy nhiên bữa sau con lại bỏ bữa, không chịu ăn và khóc. Mẹ lại để cho con khóc. Lúc này ba thấy con khóc tội nghiệp quá nên tự dưng thay đổi chiến thuật không thông báo với mẹ và làm trứng cho con ăn, rồi cho con uống sữa nữa. Mẹ giận 2 ba con tối hôm đó. Giận An vì An bỏ thức ăn, thức ăn mà ba mẹ đã phải đi làm để mua, mẹ dành thời gian để nấu, mẹ không thích như thế và đã giải thích rõ với An. Mẹ giận ba vì tự ý thay đổi kế hoạch không nói với mẹ, dạy con cần sự thống nhất cao độ, không thể thích thì làm, không thích thì thay đổi.

Hôm sau ba mẹ có trao đổi thêm với nhau. Ba nghĩ nếu cái gì đó quá khó cho con và cho ba mẹ thì là trái tự nhiên và không nên làm. Ba bảo con đói lúc nào thì cho ăn lúc đó vì có khi con không ăn được nhiều trong một bữa. Và với ba việc đi nấu cho con 3 lần trong 2 tiếng buổi tối thì dễ hơn phải nghe con khóc. Còn mẹ thì ngược lại, mẹ nghĩ cái gì ban đầu cũng khó, nhất là rèn luyện để hình thành một thói quen mới, và với mẹ thì nghe con khóc dễ hơn là phải nấu cho con ăn liên tục, chưa kể chịu những cơn tam bành bất tử của con do con ăn không đủ no.

Mẹ có nói thêm với ba rằng nếu để con ăn kiểu như thả rông tự nhiên thì con sẽ không bao giờ chịu ăn rau, trái cây và lớn lên sẽ không ăn được những thứ tốt cho sức khoẻ đó, chưa kể cứ quen ăn lắt nha lắt nhắt mai mốt đi học lớp 1 làm sao theo được các bạn, ai sẽ cho con ăn cả buổi chiều? Đến đó thì ba cũng đã hiểu ra và đồng ý theo cách của mẹ.

Quan niệm của mẹ không phải nuôi con làm sao dễ cho cha mẹ mà dạy làm sao để sau này khi con ra ngoài xã hội sẽ không bị "sốc" văn hoá. Có thể như thế ba mẹ sẽ cực hơn nhưng mẹ nghĩ đó là cách nên làm.

Trưa nay cả nhà đi ăn ngoài, con chẳng ăn gì mấy, ba mẹ cũng kệ, không bắt. Đến tầm 3h chiều mẹ cho con ăn 1 quả trứng tráng để dằn bụng cho đến bữa tối. Thường ăn xế con hay được ăn đồ ngọt, trái cây, cheese nhưng do trưa đó con nhịn nên mẹ cho con ăn trứng. Bữa tối diễn ra suôn sẻ, con ăn hết bữa, đúng giờ. Sau khi xem ipad con ăn thêm cái bánh ngọt và uống sữa.

Từ giờ trở đi kế hoạch của mẹ là sẽ tôn trọng lựa chọn của con. Con có 30' để ăn hết bữa, nếu con lựa chọn không ăn và hậu quả là không được xem ipad thì ba mẹ sẽ vẫn tôn trọng. Tuy nhiên con sẽ không được ăn lắt nhắt mà phải chờ đến bữa sau. Ăn uống là việc đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất. Chúng ta cần luyện lại cho được kĩ năng tự ăn nhé con gái.

Yêu con :-)




Đọc thêm »

7/10/2016 - An 3 tuổi

Hơn 1 năm rồi mẹ chưa viết gì cho con dù rất muốn. Vậy là đủ hiểu cuộc sống của hai mẹ con quay mòng mòng đến mức nào. Mẹ con mình về vn tầm tháng 8 năm ngoái, tuy không còn sốt liên tục mỗi ngày như ở Úc nhưng hầu như tuần nào con cũng sốt vài hôm. Kiểu sốt không lý do này khiến cả nhà lo lắng, tự nhiên sốt xong tự nhiên hết. Bác sĩ cũng chỉ chuẩn đoán là sốt virus nên chỉ còn trông chờ mỗi vào thuốc hạ sốt. Nhưng thường thì thuốc ít tác dụng và con hay quấy đêm nên một tuần vài đêm mẹ ngủ có vài tiếng để chăm con là chuyện thường.

Con gầy lắm, 24 tháng mà chỉ có 8.5kg thôi (do 2 tháng liên tục sốt nên chẳng ăn gì). Ông ngoại xót cháu mắng mẹ suốt, mẹ thì lo cứ lên mạng đọc này đọc kia. Chẳng có kết quả gì còn thêm lo lắng. Mẹ đêm thức chăm con, sáng dậy đi làm, con vẫn cứ sốt, ông vẫn cứ mắng đều. Hai tháng gần như không đêm nào ngủ ở úc làm mẹ yếu đi nhiều, hay ốm vặt. Ốm chưa khỏi thì lại lây từ con, rồi lây lại cho con. Không có thời gian nào nghỉ (mẹ về là viết sách luôn, xong mở chi nhánh cho SAB trong SG) nên cân nặng và sức khoẻ giảm sút. Hai mẹ con như hai dải khoai ốm lăn ốm lóc ngày qua ngày.

Đến khoảng tháng 12 trong một lần con sốt cao, kết quả thử máu cho biết mức độ nhiễm trùng cao và phải nhập viện. Ông bà ngoại lúc đó vừa Thái Nguyên, chưa kịp thở, nghe tin lại vội vã book vé về SG. Con bị chuẩn đoán viêm phổi và phải nhập viện 10 ngày. Cả nhà chọn Nhi Đồng 1 vì ông ngoại có quen bs trưởng khoa nội, và vì đó là bv đầu ngành. 10 ngày chăm con thì 1 tuần gần như thức trắng vì con không hạ sốt. Con được ra viện thì mẹ cũng kịp bị viêm xoang nặng do lây nhiễm chéo.

Về nhà được tầm 1 tuần thì con kêu đau một bên bụng. Con đau khá nhiều nên khóc lóc rất tội nghiệp. Cả nhà lại cuống lên đưa con đi khám, bị nghi viêm ruột thừa và bs lại yêu cầu nhập viện. Bà ngoại ở nhà đá chuẩn bị hết đồ đạc, ông ngoại và mẹ ở bv, bàn nhau hay gặp bs trưởng khoa để nghe ý kiến bác xem sao trước khi nhập viện. Bác khám thì bảo chưa chắc đã là viêm ruột thừa, ở vị trí đó dễ viêm đáy phổi. Bác cho tờ giấy đi chụp phim, trên ghi rõ nhờ chụp kĩ vùng đáy phổi. Kết quả y rằng có viêm. Bác cho toa mua về uống. Chỉ sau lần uống đầu tiên con đã hết đau bụng và thần sắc tỉnh táo 80%. Không sốt nữa, vui vẻ chơi. Uống hết toa thì con khoẻ hẳn, cả nhà thở phào. Cũng vừa kịp đến Tết ta hai mẹ con sang Úc thăm ba vài tuần.

Giờ con hết sốt vặt rồi, cả nhà mừng lắm và ra sức nhồi con ăn cho lại người. Một thời gian dài ốm dặt dẹo đã phá hết toàn bộ nếp ăn nếp ngủ của con. Một bữa ăn của con bây giờ nhanh thì 45', chậm thì 2 tiếng, và không có khái niệm ngồi 1 chỗ mà chạy vòng, bà với mẹ thi nhau đi theo xúc. Mẹ mà có ý định cho con nhịn để tập vào nếp thì sẽ bị ông cho một trận tơi bời. Mẹ không quen cái kiểu ăn uống đó nên hầu như bà xúc, mẹ phụ thay ca.



Khi sang thăm ba bs bảo An đã hết dị ứng sữa, cả nhà mừng rơn, bà ngoại thắp hương tạ ơn tổ tiên. Con uống được sữa cải thiện hẳn tình hình sức khoẻ. Con bớt ốm vặt hẳn và châm dứt hoàn toàn tình trạng sốt không lý do. Tuy nhiên 6 tháng sau, là tháng 9, trước khi sang úc, con lại bị lại. Tiếng ho của con nghe như sâu từ phổi nên cả nhà lập tức đưa con đến bs dù con chưa sốt. Viêm phế quản đang vào phổi, kết quả của một lần đi bơi. Lại tiếp tục kháng sinh trong 10 ngày (trong đó có 3 hôm sốt cả ngày cả đêm dù đang uống thuốc).

Sang đến Úc, nhìn lại "chiến tích" 1 năm bão táp ở vn: mẹ thì gầy trơ xương do chịu nhiều áp lực về thể chất và tinh thần, từ công việc cho đến chăm con và từ ông bà ngoại; con thì có tiến bộ về thể lực nhưng thái độ thì như cậu bé rừng xanh, hỏng nếp ăn, nếp ngủ, hư, hay khóc đòi, lúc nào cũng chạy loạn lên dù trong khu vui chơi hay trong shop. Mẹ không tài nào quản nổi. Quá hoang dại.

Lần này mẹ con mình sang thăm ba chắc chắn mẹ sẽ cố gắng đưa con lại vào nếp. Có rất nhiều việc để làm đấy con gái ạ.

Yêu con ❤️

Đọc thêm »

15/8/2015 - Cập nhật mốc 24 tháng - căng thẳng nối tiếp căng thẳng và nỗ lực đưa con lại vào nếp

Từ lần cập nhật cuối cùng là lúc con 21 tháng đi học lại, từ đó đến bây giờ mẹ không có lúc nào viết thêm vì có lẽ đây là một trong những giai đoạn nuôi con khó khăn nhất từ trước đến giờ. Đi học được vài hôm là con bắt đầu bị ốm. Cũng chỉ là cảm thường thôi nhưng có lẽ con giống ba, khi ốm là cứ bết xết lết ra (ba mà cảm là nằm thẳng cẳng 1 chỗ nguyên ngày, thậm chí 2 ngày); rồi kèm với cả mọc răng, thời gian vừa qua cứ gọi là ác mộng đối với mẹ.

Từ khoảng 20 tháng là con đã có dấu hiệu quấy mọc răng như thường chỉ khoảng vài ngày trong 1 tuần. Khó ở, khóc lóc, khó chịu và ăn ít. Nhưng từ khi đi học và bị ốm thì con cứ bết rệt ra. Nào sốt, nào ho, người con con lúc nào cũng nóng hầm hập hầu như cả ngày. Hôm nào khoẻ thì cũng chỉ được 2 hôm là lại tiếp tục đợt mới. Cao điểm là từ tháng thứ 21 đến 23, trong suốt hơn 2 tháng liền không đêm nào con ngủ tròn giấc, một đêm con hò mẹ thức chục lần là chuyện thường, và 100% là ngủ trên người mẹ khiến sáng ra mẹ rêm hết cả mình mẩy.

Đây là giai đoạn con bắt đầu sút cân nhanh chóng, từ 10kg non ở lần kiểm tra định kì 20 tháng, đến 23 tháng thì cân cả quần cả áo cả bỉm cả giày cũng chỉ được 9.5kg. Con không ăn gì mấy và mẹ cũng không thể dỗ hay ép con ăn được dù đã bày các trò chơi. Những lúc thế này mẹ vứt hết luật lệ mà chỉ cốt cho con ăn được để có sức mà sống, mà chống chọi với virus nhưng con không ăn. Con chỉ thích bám chặt lấy mẹ cả ngày.

Đến tháng thứ 23 thì mẹ quyết định cho con nghỉ học ở nhà vì có tuần con đi ER của Royal Children Hospital đến 2 lần vì sốt cao, khóc gắt không dỗ được và thở gấp (cũng là do sốt cao). Và hầu như cách ngày (có tuần mỗi ngày) là phải uống nurofen giảm đau chứ không con khóc không dỗ được và sốt cao.

Sau khi nghỉ học thì con đỡ bệnh vặt hẳn và cả nhà chỉ còn phải chống chọi với các đợt mọc răng của con thôi. Thời gian này con đỡ hành mẹ buổi đêm hơn nhưng việc ăn của con thì vẫn cực kì bế tắc. Khi còn 1 tuần nữa là còn được 24 tháng thì mẹ con mình về Việt Nam. May sao ở Vn con lại chịu dì Nhật cho ăn nên mẹ phải gửi con sang nhà dì ở từ hôm về đến giờ. Nhờ vậy mà đến giờ con ăn trộm vía tỉ lần đã dần dần khá lại. Nhưng thói ăn thì mẹ không ưng vì tự ăn thì ít mà ăn rong và vừa ăn vừa chơi thì nhiều. Nhưng có lẽ trong giai đoạn này mẹ phải ưu tiên việc nhét đủ nhiều thức ăn vào bao tử để con bật lên đã, rồi thì đưa vào khuôn khổ sau, chứ hiện giờ là con đang ở mức suy dinh dưỡng báo động rồi.

Cứ yên ổn vào nề vào nếp được 2,3 tuần thì lại mọc răng, lại phá lịch, lại đòi mẹ ngủ cùng, lại khóc, lại ỉ ôi, lại mè nheo. Mấy hôm nay mẹ cảm nhận con đã ổn vì răng đã nhú nên mẹ lại đưa con vào kỉ luật. Sau vài lần thì mẹ đã khá có kinh nghiệm. Mẹ thường áp dụng 2 chiêu: 1 là nếu muốn khóc thì cho vào phòng khóc, 2 là cho con tự ngủ.

Mẹ trị tật khóc đòi của con như sau:
Công thức mẹ dùng là mềm mỏng nhưng kiên quyết và kiên trì. Hạn chế quát con tối đa nhưng mẹ biết dù có nói nhỏ nhẹ thì giọng cũng lạnh như bê tông . Nếu đã nói nhỏ nhẹ lại còn nghe như năn nỉ thì con sẽ không nhận được đúng thông điệp và sự nghiêm túc của mẹ trong vấn đề.
An: mẹ bế
Mẹ: mẹ không bế con đâu
An lập tức ngồi bệt xuống sàn và bắt đầu khóc ăn vạ
Mẹ (khi nói rất quan trọng phải nhìn thẳng vào mắt con và bắt con nhìn vào mắt mình. Tốt nhất là ngồi xuống ngang tầm mắt với con): sao tự dưng con cứ đòi mẹ bế? (mở bài). Con muốn thì con có thể tự đi mà (thân bài). Mẹ không bế con đâu (kết luận). (cố gắng giải thích 1 vấn đề trong vòng 3 câu. Ngày xưa mẹ có đọc 1 cuốn sách về mối quan hệ với bạn trai, họ khuyên có vấn đề gì thì cố gắng nói trong vòng 3 câu thôi, đến câu thứ 4 là đàn ông (nói chung) nghe không vào đầu nữa và đàn bà sẽ trở thành càm ràm. Giờ áp dụng luôn vào dạy con grin emoticon )
An (dĩ nhiên) khóc to hơn
Mẹ - lại lập lại thông điệp trên. Lần này thêm một câu cuối: mẹ nói không là không, không phải cái gì đòi cũng được đâu con
An vẫn khóc
Me: Con muốn khóc à? không sao, mẹ cho con vào trong phòng khóc một mình nhé. Con khóc ở đây mẹ nhức đầu lắm, không chịu được. (khi nói câu này rất quan trọng là phải giữ một thái độ hết sức bình thường và bình tĩnh, không răn đe, doạ nạt cũng không mời mọc, vui vẻ nhưng thể hiện sự nghiêm túc. Mình tôn trọng ý muốn của con là muốn được khóc vào lúc này vì không đạt được điều mong muốn - là được mẹ bế. Con có thể khóc nếu con thích, nhưng vào phòng khóc một mình để khỏi ảnh hưởng đến ai)
An khóc to hơn
Mẹ: con thấy mẹ nói với con nhỏ nhẹ mà con lại khóc to như thế. Ba và cậu không khóc, không ai khóc cả. Mẹ cho con vào phòng khóc khi nào xong rồi ra nhé (lập lại thông điệp - vào phòng mà khóc)
An bắt đầu gào
Mẹ: đi, mẹ đưa con vào phòng đi (bước này rất quan trọng, quyết định thành bại của cách dạy con. Nhiều bậc cha mẹ tập trung quá nặng vào việc doạ nạt răn đe nhưng không bao giờ thực hiện đến nơi đến chốn lời cảnh báo của mình)
Nói xong mẹ bế An vào phòng, bật đèn và đặt con lên giường. Mẹ ngồi xuống ngang tầm mắt, nhìn thẳng vào con và bảo: con ở trong này nhé, khóc tha hồ, đến khi nào xong thì ra chơi với mẹ
Mẹ đi ra ngoài, để đóng hờ cửa phòng. Lần đầu áp dụng pp này con còn ốm nên gào rống dữ lắm, còn chạy ra đập cửa thùm thụp. Nhưng sau đó thì chắc do mệt nên trèo lên giường ngủ luôn. Đến mấy lần sau khi con khoẻ hơn thì mẹ để cửa mở, con không chạy ra nữa mà cứ ở trên giường khóc. Hôm nào thấy khóc gào căng quá mẹ sẽ vào cứu nguy bằng cách nhắc con là: con có thể khóc tiếp hoặc nín và ra chơi với mọi người. Tuỳ con chọn.
Áp dụng khoảng 3,4 lần thì con hết hẳn. Lần nào mẹ cũng nhẹ nhàng, cứng rắn và kiên định đúng bài: giải thích ngắn gọn 2,3 lần, lần thứ 4 là bê bà con vào phòng.
Mẹ bắt đầu áp dụng thêm các biện pháp giúp con giải toả sự tức giận. Cho dù có hiểu thông điệp nhưng con vẫn có cảm giác bức bối, việc bắt con phải chối bỏ cảm giác đó thật ra rất không nên. Thay vào đó tớ muốn từ từ dạy con cách nhận biết và giải toả các cảm xúc.
Có nhiều cách để bé giải toả, có thể vẽ, ném vật tròn bằng bông hoặc đập vào gối. Hai mẹ con cùng ngồi xuống cạnh cái nệm
Mẹ: mẹ không bế An con bực lắm nên mới khóc gào đúng không? nếu vậy đập tay vào nệm cho đỡ tức nhé
An - tròn xoe mắt nhìn chưa hiểu bà bô bị làm sao
Mẹ: như thế này này (tay đập vào nệm) (mồm thuyết minh): mình muốn được bế mà mẹ không chịu bế, tức quá. (đập bộp bộp vào nệm) con thử xem
An - vẫn tròn mắt nhìn mẹ
Mẹ lập lại đến lần thứ 3 thì con cũng hào hứng đập theo. Hai mẹ con vừa đập mẹ vừa thuyết minh: đúng rồi, nếu bực tức khó chịu thì thay vì khóc con có thể đập vào nệm thế này này
Hiện giờ trời quang bể lặng cho mẹ nạp lại năng lượng. Con đã hết hẳn tật khóc ăn vạ, thi thoảng nói gì mẹ chưa kịp hiểu cũng lại định nhè mồm khóc, mẹ nhắc : khóc là vào phòng khóc nhé. Thì im ngay.

Ngoài biện pháp này ra thì việc con tự ngủ cũng là một nhân tố quan trọng không thể thiếu để làm nên 1 bé ngoan. 1 em bé biết tự ngủ nhất là giấc tối thì sẽ biết điều chỉnh cảm xúc của mình. Cách mẹ dùng chỉ là cho con khóc chán thì thôi. Thường khi con ngoan mẹ đọc sách xong và đi ra, con sẽ bai bai mẹ, và ngủ luôn. Thi thoảng thì ngêu ngao khóc một tí như để tự ru và ngủ một mạch đến sáng.

Lúc đầu khi vẫn còn quen kiểu thức đêm con cũng thức nhưng mẹ cho con khóc 2 tiếng liên tục và đến các đêm sau thì con ngủ thẳng mạch đến sáng. Hôm kia mẹ cũng cho con vào phòng, good night rồi đóng cửa đi ra, con lao theo khóc và khóc gào liên tục trong vòng gần 1 tiếng. Cũng may là chỉ khóc thôi chứ không rên rỉ "mẹ ơi" nên nói chung là mẹ nghe cũng hơi stress nhưng đã quen rồi. Chứ nếu con mà còn gào "mẹ ơi" nữa thì độ stress tăng lên gấp 10 lần. Đến sáng hôm sau con trở thành đứa trẻ hoàn toàn khác; đỡ khóc và bám mẹ hẳn.

Nhưng theo mẹ dự đoán thì còn phải luyện cho đến khi con thôi hẳn cái kiểu khóc đòi mẹ nằm cùng khi ngủ thì mới ngoan được. còn 4 cái răng nanh và 4 cái răng hàm trong chưa lên, mẹ thật hồi hộp đón chờ.

Thời gian này mẹ con mình ở Việt Nam với ông bà ngoại. Ông xót cháu gầy ốm và theo nếp gia trưởng cộng với việc vốn không ưa cách mẹ dạy con từ lâu, nay nhìn thấy cháu thế này ông lại càng khó chịu. Mỗi bữa cơm với mẹ thật đúng như cực hình vì ông cứ nói này nói kia, đồ thừa mẹ thế này thế nọ, rồi lên án, nói chung là đủ thứ. Lúc con không ăn thì ông cũng nói nào là mẹ không chịu ép con ăn, đến khi con ăn trộm vía đã được gần được như xưa (có bữa ăn 7 con tôm rồi nào là rau thịt các loại hay một mình con ăn hết cả 1 con gà ác hầm nhỏ) thì ông lại xoay sang đổ thừa là mẹ không chịu cho con ăn cháo để hấp thụ tốt hơn. Mà đã nói nhiều lần mà ông cố tình không nghe là từ bé đến tận 18 tháng tuổi là cơm con ăn toàn do mẹ nhá ra xong nhè lại nên làm gì có chuyện không chịu nhai nên không hấp thụ được như ông nói.

Mẹ cũng thấy rất khó khăn trong tinh thần ở giai đoạn này vì mẹ và cả ông bà không ai cho con ăn được. Cứ thấy mẹ là con giở trò "mẹ bế" rồi quậy, trong khi sang nhà dì thì ăn và chơi ngoan. Mẹ cũng không dám cho con đi trẻ dù mẹ biết con đến lớp cũng sẽ ngoan và vui nhưng các cô thì không thể nào kiên nhẫn xúc cho con như dì được chưa kể đi học thì bệnh vặt là chuyện thường nhưng con sẽ lại sốt liên tục và lại bỏ ăn. Và trong giai đoạn này việc cho được thức ăn vào bụng con được đặt thành ưu tiên hàng đầu nên việc đi học lại được tạm hoãn.

Hiện giờ mẹ chỉ biết gió chiều nào che chiều ấy, nhìn con mà lựa cách. Hôm nào thấy con khoẻ khoẻ thì đưa vào kỉ luật, bữa nào quấy quá thì lại thôi. Răng với lợi thật là rách việc quá. Con gái sinh ra đã bé tí lại còn bị bao nhiêu cái không thuận nào là dị ứng sữa, mỗi lần sốt là bết xết lết, mọc răng ốm rệt cả người. Hic cứ như vậy thì làm sao mà lớn được hả con ơi, mai mốt cao có mét ba mét tư thì lấy gì mà bù đắp :-( ?

Thời gian nay vì công việc nên mẹ con mình phải ở nhà ông bà, thôi mẹ con cùng cố gắng vậy. Con ráng ăn cho nhiều để khỏi suy dinh dưỡng và còn lớn nữa. Mấy tháng nay em bé ngoan của mẹ đã hoá thành "a little monster" rồi :-( .

Yêu con nhiều.





Đọc thêm »
Được tạo bởi Blogger.